Kê Huyết Đằng: Tác Dụng, Cách Dùng Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Đặc điểm hình thái của kê huyết đằng

Kê huyết đằng, còn được gọi là cỏ máu, dây máu, hồng đăng, đại hoàng đằng và nhiều tên gọi khác, thuộc nhóm cây leo có thân gỗ. Dựa vào những đặc điểm hình thái, bạn có thể dễ dàng nhận biết huyết đằng với những loài thực vật khác.

  • Thân cây: Kê huyết đằng thuộc kiểu dây leo lâu năm, cứng chắc như thân gỗ. Chiều dài mỗi dây leo có thể đạt 10m, kích thước đường kính trung bình vào khoảng 3 – 4 cm. Phần vỏ bên ngoài màu nâu nhưng hơi nhạt, bề mặt xù xì. Khi chặt ngang thân cây, nhựa màu đỏ giống như máu bắt đầu tuôn ra.
  • Lá cây: Thuộc kiểu lá kép, mỗi cành lá tập trung từ 3 – 9 lá đơn, có hình dáng tương tự quả trứng. Trong đó, lá chét luôn mọc tại vị trí giữa cuống.
  • Hoa: Mọc từ vị trí nách lá, bên ngoài cuống hoa được bao phủ bởi một lớp lông mịn. Thường thì hoa kê huyết đằng luôn tập trung thành từng tràng, hoa màu tím và nhìn khá đẹp.
  • Quả: Xuất hiện vào giai đoạn tháng 9 đến tháng 10 hàng năm. Hình dáng quả tương tự quả trứng, có chiều dài trung bình 7cm, bên ngoài bao phủ bởi một lớp lông mịn. Bên trong quả chứa từ 3 – 5 hạt nhỏ.
Hình minh họa cây kê huyết đằng
Hình minh họa cây kê huyết đằng

Phương pháp thu hái và bảo quản kê huyết đằng

Dây leo hay thân cây là bộ phận phù hợp thu hái quanh năm, là thành phần trong nhiều bài thuốc trị bệnh.

Phương pháp thu hái

Phần dây leo kê huyết đằng có thể dùng tươi hoặc dùng khô, tương ứng với 2 cách thu hái cơ bản.

  • Thu hái tươi: Dây leo sau thu hái cần rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Sau đó, phần thân này được dùng ngay.
  • Thu hái khô: Dây leo kê huyết đằng tươi đem ngâm với nước. Đối với loại dây nhỏ, thời gian ngâm chỉ từ 2 tiếng trở lại. Tuy nhiên loại dây leo cỡ lớn, thì phải ngâm trong 3 ngày liên tiếp. Khi đủ thời gian ngâm, bắt đầu vớt dây leo ra rửa sạch cùng nước, thái thành từng lát mỏng và đem phơi khô.

Cách thức bảo quản

Sau khi thu hái, huyết đằng cần bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát. Trong quá trình bảo quản, bạn không nên cho huyết đằng đã qua sấy khô tiếp xúc với độ ẩm. Bởi độ ẩm cao dễ khiến nấm mốc sản sinh, làm mất tác dụng của dược liệu.

Thu hái kê huyết đằng
Thu hái kê huyết đằng

Dược tính của kê huyết đằng

Dược tính trong huyết đằng chủ yếu tập trung tại phần thân cây, hay chính là phần dây leo. Theo phân tích, người ta nhận thấy dây leo huyết đằng chứa nhiều hợp chất như: Daucosterol, Milletol, Licochalcone, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta,… và một số hợp chất khác.

Ngoài ra, phần rễ cây, vỏ và quả kê huyết đằng thường chứa nhựa, Tanin, Glucozit,… nhưng dược tính không mạnh bằng dây leo.

Tác dụng của kê huyết đằng

Theo đông y

  • Theo đông y, huyết đằng có bị đắng nhưng tính ấm. Đây là vị thuốc hỗ trợ điều huyết, thông kinh, tăng cường chắc khỏe xương khớp.
  • Người bị thiếu máu, phụ nữ kinh nguyệt không đều, người bị đau nhức cơ thể, người hay toát mồ hôi, người mắc bệnh lý về dạ dày,… chính là những nhóm đối tượng có thể dùng kê huyết đằng.

Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, kê huyết đằng chứa một vài hợp chất có khả năng kích thích hệ thần kinh, tác động đến hệ tim mạch. Loại dược liệu này đang được ứng dụng vào sản xuất thuốc kháng viêm, tăng cường chuyển hóa phosphate.

  • Theo đó, loại cồn chứa chiết xuất từ kê huyết đằng cho tác dụng chống viêm tương đối khả quan trong thử nghiệm trên chuột bạch. Con chuột sau khi được sử dụng loại cồn này đã tăng đáng kể tốc độ chuyển hóa phosphate tại vùng thận, tử cung.
  • Bên cạnh đó, người ta cũng thực hiện thử nghiệm tác dụng của cây huyết đằng với hệ tim mạch trên các cá thể chó và thỏ. Cụ thể, cá thể chó và thỏ uống nước sắc từ dây leo huyết đằng giảm rõ rệt chỉ số huyết áp.
  • Đặc biệt khi tiêm tinh chất huyết đằng cho cá thể chuột nhắt, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng những cá thể chuột này đã giảm nhanh cơn đau. Như vậy, tinh chất kê huyết đằng có khả năng tác dụng lên hệ thần kinh, giúp giảm đau nhanh.

Một số bài thuốc từ kê huyết đằng

  • Bài thuốc trị thiếu máu: Tán bột khoảng 250gr kê huyết đằng phơi khô, ngâm cùng khoảng 1 lít rượu nếp. Sau 7 – 10 ngày có thể bỏ ra sử dụng.
  • Bài thuốc trị nhức mỏi cơ thể: Chuẩn bị sẵn kê huyết đằng và tục đoan, mỗi loại khoảng 16gr. Cùng với đó là những nguyên liệu khác như: hương thảo, khoang cân đằng và cẩu tích, mỗi loại 12gr. Sau đó, đem sắc tất cả nguyên liệu trên cùng 700ml nước, chờ đến khi nước còn 300ml thì tắt bếp. Mỗi ngày, người bị nhức mỏi cơ thể uống 2 đến 3 lần, duy trì trong 6 ngày liên tiếp.
  • Bài thuốc trị chứng ra mồ hôi trộm: Dùng khoảng 100gr thuyết đằng tươi tương đương 200ml, và sử dụng hằng ngày.
  • Bài thuốc trị đau dạ dày: Hằng ngày, chỉ cần sắc 20gr huyết đằng với nước và dùng thay trà.
Phụ nữ mang thai không nên dùng kê huyết đằng
Phụ nữ mang thai không nên dùng kê huyết đằng

Lưu ý khi sử dụng kê huyết đằng

  • Kê huyết đằng sau khi thu hái và bảo quản vẫn tồn đọng một lượng nhỏ độc tính. Theo thử nghiệm lâm sàng, động vật bị tiêm tinh chất huyết đằng với liều lượng tương đương 4.25g/kg có nguy cơ bị tử vong.
  • Vậy nên, khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ loại dược liệu này, bạn phải chú ý tham khảo liều lượng, tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Liều lượng sử dụng: Mỗi ngày, chỉ nên dùng khoảng 10gr – 30gr kê huyết đằng.
  • Cách dùng phổ biến: Sắc thành nước uống thay trà, ngâm với rượu hoặc cô đặc thành dạng cao.
  • Đối tượng chống chỉ định: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ em, người bị nóng trong, người dị ứng với thành phần trong kê huyết đằng.

Bạn có thể liên hệ cho chúng tôi tại Website: botatpharm.vn hoặc Hotline: 0355 818 881 để được tư vấn và hỗ trợ thêm về sản phẩm.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *