Đặc điểm, nguồn gốc của cây hoa chuông
Hoa chuông tên khoa học là Campanulaceae, hay còn được gọi là hoa Tử La Lan. Loài hoa có nguồn gốc từ Bắc Bán Cầu, xuất hiện nhiều nhất là khu vực Địa Trung Hải cho tới Caucasus. Hiện hoa được trồng phổ biến tại các quốc gia Châu Phi và nhiều nơi trên Thế giới.
Cây thuộc loại thân thảo, rễ mọc thành cụm dày bám chắc chắn trong đất. Cây có tuổi thọ rất dài, có thể lên tới 10 năm tùy vào cách chăm sóc và nguồn dinh dưỡng. Khi hoa nở, chúng tạo thành cụm gồm 10 – 15 bông trên một cành. Hình dạng hoa nhìn giống như chiếc chuông nhỏ, mọc rủ xuống với nhiều màu sắc bắt mắt.
Cây hoa chuông được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị một loạt các vấn đề liên quan đến đau và viêm. Trong số các ứng dụng lâm sàng của nó, hoa chuông có thể giúp giảm đau, giảm viêm cơ và khớp, tăng tốc độ chữa lành vết bầm tím và nhiễm trùng và có khả năng hỗ trợ điều trị đau cơ xơ hóa.
Bài viết sau đây sẽ cung cấp chi tiết hơn về tác dụng của loại cây này đối với sức khỏe.
Một số lợi ích sức khoẻ của cây hoa chuông. (Ảnh minh hoạ: istock) |
Lợi ích chữa bệnh của cây hoa chuông
Nhanh chóng giảm đau cơ và khớp
Thuốc bào chế từ hoa chuông có khả năng giúp giảm các cơn đau, trị sưng sơ và viêm khớp, nhất là các cơn đau do chấn thương, hoạt động mạnh dẫn tới bong gân, sử dụng thuốc mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Hiệu quả giảm đau lưng
Gel chiết xuất từ rễ cây Tử Lan La có khả năng giảm các cơn đau lưng, giúp người bệnh không phải đau đớn, vật lộn với chứng bệnh này bất cứ lúc nào, kể cả bệnh nhân bị đau mãn tính cũng có thể sử dụng gel để xoa bóp thường xuyên.
Có thể giúp giảm đau viêm khớp
Bài viết trên website Hellobacsi có sự tham vấn y khoa của TS. Dược khoa Trương Anh Thư, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, để giảm viêm khớp, hãy thử tạo ra hỗn hợp hoa chuông với các loại tinh dầu giảm đau như dầu bạc hà và bôi nó vào các khu vực đau 2 đến 3 lần một ngày.
Tăng tốc độ chữa lành vết thương
Một nghiên cứu cho thấy chất allantoin trong hoa chuông tác dụng chữa lành các vết thương nhẹ. Chúng giúp tái tạo da, kích thích da non và làm dịu các cơn ngứa trong tích tắc.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không dùng cây hoa này điều trị trực tiếp lên các vết thương hở. Hãy đợi vết thương lành hẳn rồi mới bôi để cải thiện tốc độ hồi phục da.
Giảm kích ứng da
Một phần sự hiện diện của allantoin trong hoa chuông giúp nó có công dụng khác trong y học dân gian cho nó là làm dịu làn da bị viêm, bị kích thích.
Liều dùng thông thường của hoa chuông
Các nhà khoa học không khuyến khích sử dụng cây hoa chuông qua đường miệng. Các alkaloid có trong hoa chuông rất dễ hấp thu và được thải ra trong nước tiểu, không nên dùng quá 100 mcg/ngày.
Liều dùng của cây hoa chuông có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Cây hoa chuông có thể không an toàn. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ của bạn để tìm ra liều dùng thích hợp.
Dạng bào chế của hoa chuông là gì?
Cây thuốc, vị thuốc này có thể có những dạng bào chế như:
- Thuốc nang
- Chiết xuất
- Dầu
- Trà