Đột quỵ não trong giai đoạn cấp cứu cần được xử lý rất sớm để cứu sống người bệnh hiện là thế mạnh của y học hiện đại. Nhưng giai đoạn phòng ngừa và phục hồi chức năng sau cấp cứu lại là ưu thế của Y học cổ truyền.
Để giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh mang tên Đột quỵ cũng như thế mạnh của Y học cổ truyền trong việc phục hồi chức năng sớm để tránh di chứng tàn phế cho người bệnh, Tạp chí Sức khoẻ Việt gửi đến bạn đọc những kiến thức quan trọng về bệnh đột quỵ của TS Triết học về Y học cổ truyền Đỗ Sơn Hà – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu nam y; người vừa được nhận bằng TS Triết học về Y học cổ truyền của Đại học Mỹ trao tại Ấn Độ ngày 15/5 vừa qua.
Bài 1: Đột quỵ là gì? Nguyên nhân đột quỵ?
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu Oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Đột quỵ là bệnh nặng nhất trong chuyên ngành Thần kinh, so với các bệnh lý khác thường đứng hàng thứ 3 sau bệnh ung thư và tim mạch. Khi mắc đột quỵ, bệnh nhân có thể diễn biến rất xấu, trong đó 20% sẽ tử vong trong tháng đầu tiên, 10% bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe bình thường cũng như tái hòa nhập cuộc sống bình thường và tham gia vào lực lượng sản xuất, còn 60% còn lại, trong đó có tới 20% không tự chăm sóc được bản thân mình, 20% hầu như nằm liệt giường, chỉ có 20% có khả năng có thể tự đi lại, hồi phục được. Qua đây chúng ta thấy được tác hại của đột quỵ là rất lớn và nguy hại với sức khỏe.
Theo thống kê của WHO, năm 2020, cứ 100 người dân có 40 người bị mắc đột quỵ. Như vậy tính theo trung bình dân số thế giới năm 2020, có 7,5 triệu dân có tới 2 triệu người mắc đột quỵ.
Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có đến hơn 200.000 trường hợp bị đột quỵ từ nhẹ đến trung bình, nặng. Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang có xu hướng tăng, trung bình khoảng 2% mỗi năm, trong đó số lượng nam giới cao gấp 4 lần nữ giới. Ghi nhận thực tế đã có trường hợp bệnh nhân đột quỵ ở tuổi 12 và nhiều trường hợp khác trong độ tuổi thanh thiếu niên bị đột quỵ não.
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh đột quỵ?
Nguyên nhân gây 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.
Tai biến mạch máu não hầu hết gặp ở người già, nhưng cũng có khi gặp ở người trẻ. Đa số người trẻ tuổi bị tai biến mạch máu não là do vỡ dị dạng mạch máu não, tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Bệnh đột quỵ thường xảy ra vào mùa hè, mùa lạnh, hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột
Đối với mùa hè: Thống kê y học cho thấy, số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào mùa hè, đặc biệt tập trung vào những khoảng thời gian của những đợt nóng đỉnh điểm. Cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày
Lương Y Đỗ Sơn Hà- Tổng Thư ký Hội Nam Y Việt Nam |
Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của những người đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian ủ bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50. Vì vậy nhận biết và phòng tránh đột quỵ vào mùa hè là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn cần biết, nhất là với những người trên 40 tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ vào mùa hè
– Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ
– Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.
– Trời càng nóng chúng ta để điều hòa ở nhiệt độ càng thấp, ra khỏi môi trường điều hòa chênh lệch nhiệt độ dễ dẫn đến sốc nhiệt và biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
– Trời nóng nên con người có nhu cầu đi tắm để giải nhiệt. Đặc biệt những người làm việc ngoài trời, trong khi đó cơ thể đang trong trạng thái mất muối, nước nhiều, dẫn đến tình trạng máu cô lại làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Dấu hiệu cảnh báo đột quy do say nắng: Thân nhiệt tăng cao thở gấp; Da ửng đỏ, khô; Chóng mặt hoa mắt; Không ra mồ hôi nặn dù nóng; Bủn rủn chân tay, co cắp.
Đối với mùa lạnh: Khoảng 60-70% các bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều. Thêm nữa, tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ não có tăng huyết áp vào mùa lạnh cao hơn mùa nóng, chiếm khoảng 85%.
Khi nhiệt độ giảm xuống, cơ thể con người có phản xạ tăng tiết catecholamine nhằm co các mạch máu ngoại vi để giữ nhiệt làm ấm cơ thể. Khi co mạch sẽ làm tăng trương lực mạch máu dẫn đến huyết áp tăng cao. Điều này khiến cho người bệnh dễ bị chảy máu trong não, gây nên xuất huyết não, đặc biệt ở các bệnh nhân có kèm theo xơ vữa động mạch.
Thêm vào đó, hiện tượng co mạch giúp giữ cơ thể không mất nước cũng làm tăng độ nhớt máu. Nhiệt độ giảm cũng làm cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và tiểu cầu nhằm tăng sự trao đổi chất của cơ thể, dẫn đến máu vón cục tạo thành cục máu đông. Từ đó, tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, dễ dẫn đến nhồi máu não.
Nguyên nhân đột quỵ mùa lạnh
Xuất huyết não: Thời tiết lạnh có thể làm co các mạch máu, làm tăng áp lực lên mạch máu và dẫn đến tăng huyết áp, từ đó dẫn đến xuất huyết não – nguyên nhân đột quỵ phổ biến.
Tắc nghẽn mạch máu: Khi trời lạnh, cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu lẫn tiểu cầu, làm cho máu vón cục và hình thành máu đông, dẫn đến đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.