Men theo Quốc lộ 14 về với tỉnh Đắk Nông, thuộc một trong năm tỉnh của Tây Nguyên và cũng là nơi ông sinh sống và làm việc. Thời trai trẻ, ông cũng tham gia làm nhiều việc, nhưng như cái duyên, cái nợ, đã dẫn lối ông đến với nghề y một nghề vô cùng cao quý nhưng cũng không ít khó khăn. Vốn từ nhỏ đã có hứng thú tìm hiểu về cây cỏ, về các bài thuốc nam qua những lần khám bệnh, bốc thuốc của các bậc tiền bối, nên khi theo nghề, ông tiếp thu rất nhanh. Từ những bài thuốc gia truyền, cộng với sự học hỏi qua những lần tập huấn các lớp đông y, kết hợp tham khảo thêm qua sách báo, tài liệu, nghề nghiệp ông ngày càng vững.
Cái nghề làm thuốc theo y học cổ truyền sao lạ, cũng bài thuốc ấy, bệnh ấy, nhưng có thầy chữa bệnh thì “khỏi bệnh”, có thầy chữa bệnh thì bệnh nhân không khỏi. Ông giải đáp thắc mắc của tôi: phần nhiều do kinh nghiệm. Khi bắt mạch chẩn đoán bệnh, tuỳ kinh nghiệm, khả năng “cảm nhận” bệnh, các thầy có cách gia giảm lượng thuốc ở mỗi vị khác nhau và “lộ trình” điều trị khác nhau (trong nghề gọi là “quân – thần – tá – sứ”). Ðây cũng có thể coi là “bí quyết”.
Chân dung lương Trần Quang Ban |
Ông chủ yếu điều trị theo phương pháp y học cổ truyền, phổ biến nhất là các bệnh phong thấp, đau nhức khớp, trẻ em bị ban trái. Như một minh chứng, đối với bệnh thoát vị đĩa đệm, hay thoái hóa đốt sống cổ, lưng mọi người thường tìm đến các loại thuốc giảm đau, hay thuốc đông y, châm cứu, bấm huyệt… Khi phương pháp dùng thuốc không giải quyết được vấn đề thì thường được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, với chi phí khá cao mỗi một cuộc phẫu thuật mà kết quả mang lại có thể không như ý muốn. Đối với thoái hóa đốt sống cổ, từ C1 đến C7 thì có thể thành công chỉ 20%, đối với đốt sống lưng thành công cao hơn, nhưng cũng chỉ đạt khoảng 50/50. Đặc biệt những người bệnh thoát vị đĩa đệm, đốt sống cổ hoặc đốt sống lưng, thần kinh tọa mà kèm theo bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường… thì sẽ không được chỉ định phẫu thuật. Nhiều người bệnh chỉ cần nghĩ đến dao kéo trong một cuộc phẫu cũng đã thấy sợ hãi, chưa kể có cuộc phẫu thành công, có cuộc thất bại sẽ để lại di chứng nặng nề cho người bệnh, thậm chí liệt suốt đời. Nhưng đối với Lương y Trần Quang Ban mọi nỗi lo lắng đã được giải tỏa, phương pháp mới, kỹ thuật cao làm cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh cột sống, đĩa đệm khó nhất còn làm những trường hợp nhẹ như bong gân, chật khớp. Bệnh nhân được chỉnh nắn khớp không đau và rất an toàn.
“Uống thuốc nam được cái rẻ, nhưng phải kiên trì. Những bệnh ngoại cảm thông thường chỉ vài thang là khỏi, nhưng bệnh mãn tính phải trị kéo dài nhiều tháng. Cái ưu điểm của thuốc nam nữa là không độc hại với cơ thể”, ông giải thích. Chỉ vào bảng giá, ông cho biết, Sở Y tế quy định mỗi thang thuốc nam chỉ vài chục nghìn, nhưng thấy bà con mình ở quê khó khăn nên ông chỉ lấy ít hơn. Ai nghèo quá thì ông tạo mọi điều kiện để chữa trị cho họ.
Chứng nhận bồi dưỡng y học cổ truyền của lương Trần Quang Ban |
Ðiều đặc biệt là thuốc nam của lương y Ban chia sẻ: “Làm nghề phải có lương tâm”. Cũng vì để đảm bảo sức khoẻ cho bệnh nhân ông đã rất cận thận trong việc điều trị và bốc thuốc. Vừa khám bệnh và chăm sóc bệnh nhân, dẫu vậy ông có nguyên tắc là thuốc phải sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Cũng vì vậy mà ông thường ít chịu nhờ người khác chế biến thuốc cùng. Phía trước nhà, ông đóng một số kệ hình tam giác với rất nhiều ngăn. Vào mùa mưa, khi không phơi được thì chất vào kệ mở quạt gió để hong thuốc.
Không quảng cáo, rầm rộ, ông lặng lẽ làm, âm thầm học hỏi, làm nghề bằng cái tâm và lòng nhiệt huyết. “Nhiều người bị bệnh đi trị một số nơi không hết, đến uống thuốc mình khỏi bệnh, vậy là vui rồi”, ông bộc bạch. Ðây cũng là động lực để ông tiếp tục gắn bó với nghề và trau dồi thêm chuyên môn để góp phần cùng với ngành tây y chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng. Ngoài thời gian làm nghề, ông còn tranh thủ tham gia công tác xã hội, giúp ích cho đời cố gắng trở thành người thầy thuốc vừa có tài, vừa có đức.
Mọi thông tin xin liên hệ : Lương y Trần Quang Ban .
Đ/C : Thôn 8, xã Nhân cơ, huyện Đắk RLấp, tỉnh Đắk Nông.
SD9T : 0336705956.