Bằng những loại thực phẩm, cây thuốc có sẵn trong vườn nhà, việc điều trị cảm cúm trở nên dễ dàng hơn.
1. Bạc hà
Bạc hà giúp điều trị cảm rất hiệu quả |
Bạc hà khô 20g, tỏi 10g, hương nhu khô 20g, hạt mùi khô 5g. Cho 3 bát nước, đun sôi kỹ còn 1 bát là được. Lấy một nửa bát nước thuốc cho bệnh nhân uống. Phần còn lại bịt kín nồi thuốc chỉ để 1 lỗ thủng nhỏ cho hơi thuốc bay ra, bệnh nhân ngồi ngửi hơi thuốc đó, khi hết hơi nóng thì thôi, ngày làm 1 lần, làm 2 ngày liền.
Nếu cảm cúm có sốt nóng, rét, đau đầu, sổ mũi, đau nhức chân tay, cần dùng bài thuốc sau: Bạc hà khô 5g, cúc hoa vàng khô 10g, kinh giới khô 5g, kim ngân khô 15g. Sắc thuốc xong chia 2 lần uống trong ngày, uống trước khi ăn, cần uống 3 ngày liền. Chú ý, không nên dùng bạc hà cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và người mắc bệnh cao huyết áp.
2. Cúc tần
Chữa cảm cúm nhức đầu không có mồ hôi: Lá cúc tần 20g, lá sả 10g, lá chanh 8g, sắc thuốc xong cho bệnh nhân uống lúc còn nóng, bã thuốc còn lại cho thêm 2 bát nước đun sôi để cho bệnh nhân xông, sau đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
3. Kinh giới
Kinh giới chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương |
Chữa cảm cúm, đau nhức các đầu xương: Kinh giới tươi (cành non, lá) 50g, gừng sống 10g. Hai thứ rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, ngày uống 2 lần, bã thuốc xoa dọc xương sống từ trên xuống.
4. Tía tô
Chữa bệnh cảm cúm không có mồ hôi: Lá tía tô (tươi) 15g, hành tươi (củ, rễ, dọc) 3 củ. Cả hai rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát cháo nóng để bệnh nhân ăn, ăn xong thì đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
5. Tỏi
Đừng bỏ quên tỏi mỗi khi bị cảm cúm |
Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm… Dùng tỏi giã vắt lấy nước cốt 10 ml uống, ngoài dùng tỏi bọc bông nút mũi để chống lây.
6. Hành
Thuốc chữa cảm cúm, sốt nhẹ, nhức đầu: Hành 15g, (cả củ, rễ, lá) rửa sạch giã nhỏ. Tía tô 20g rửa sạch thái thật nhỏ. Cả hai cho vào cháo loãng nóng quấy đều cho bệnh nhân ăn. Ăn xong đắp chăn kín cho ra mồ hôi. Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp (khô) 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.
Hành là loại rau gia vị sẵn có trong vườn |
7. Cỏ mần trầu
Chữa cảm cúm: Cỏ mần trầu 10g, cam thảo nam 8g, kim ngân 6g. Sắc uống ngày 1 thang.
8. Cam thảo đất
Chữa cảm cúm sợ gió, có mồ hôi, nặng đầu, ho: Bạc hà 8g, kinh giới 8g, lá tre 16g, kim ngân 16g, cam thảo đất 12g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm hai lần trong ngày, uống khi thuốc đã nguội.
9. Gừng
Gừng là vị thuốc hiệu quả – “khắc tinh” của cảm cúm |
Gừng tươi thái lát 5g, hạt rau mùi 35g, hành cả rễ đập dập 3 củ. Tất cả đem sắc uống ấm trong ngày. Trị sốt cao, đau ê ẩm toàn thân, mặt mũi đỏ, không ra mồ hôi. Sau khi uống thuốc đắp chăn kín đầu ra được mồ hôi là khỏi. Hoặc ăn thêm cháo trứng tía tô rễ hành hiệu quả càng cao.
10. Ngải khô
Độc vị lá ngải khô 30g, nếu tươi gấp đôi. Đem sắc uống ngày một đến hai thang uống khi còn ấm. Trị sốt cao, rét run, nghẹt mũi, người mệt mỏi chỉ muốn ngủ.
Khi thời tiết bước vào mùa đông lạnh, người dân cần nâng cao sức khỏe bằng cách giữ ấm cơ thể, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và bỏ túi một số bài thuốc trị cảm cúm bằng những thực phẩm trong chính vườn nhà để phòng khi cần thiết.
Chung Phạm
https://suckhoeviet.org.vn