Tổng quan về nấm linh chi xanh
Các loại nấm linh chi nói chung thuộc họ nấm lim và được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau như là: Vạn niên nhung, nấm trường thảo hay tiên thảo. Từ cổ chí kim, nấm linh chi và nấm linh chi xanh luôn được xếp vào danh sách những dược liệu thượng hạng với giá trị dược tính cao và sự quý hiếm.
Theo các ghi chép trong các tài liệu y học cổ truyền, điển hình như Thần nông bản thảo, nấm linh chi có thể được chia thành 6 loại nấm nhỏ khác dựa trên màu sắc của chúng là: Đỏ, vàng, xanh, trắng, tím, đen. Tùy vào mỗi trường sống cũng như loại cây mà các loại nấm này sống ký sinh sẽ tạo nên một loại nấm linh chi với màu sắc khác nhau cũng như đem lại những công dụng riêng trong việc điều chế thuốc và điều trị.
Thanh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum và còn được biết đến với tên gọi là Thanh chi. Tuy nhiên, vì chủ yếu chỉ mọc ở thân hay gốc cây gỗ lim mà loại nấm này còn có tên gọi là nấm lim xanh. Tại Việt Nam, những danh y như Hải Thượng Lãn Ông hay Lê Quý Đôn đều có những nghiên cứu và khẳng định những công dụng ưu việt của loại nấm này.
Đặc điểm và hình dạng nhận biết của nấm linh chi xanh
Nấm linh chi xanh có màu xanh, không chứa độc tố. Mặt trên của nấm tương đối bóng mịn, trong khi đó, mặt dưới lại khá mềm và đôi khi có xuất hiện một số vết nhỏ do sâu hoặc côn trùng đục.
Về mùi vị, nấm lim xanh có vị đắng. Khi tiếp xúc với các loại linh chi xanh, dù chưa nếm thử nhưng chúng ta vẫn có thể cảm thấy gợn đắng ở cuống họng. Ngoài ra, bã của loại nấm này khi được đun sôi xong sẽ có đặc tính là rất khó bị thiu hoặc hỏng. Do tính chất quý hiểm nên khi tìm mua nấm linh chi xanh, chúng ta có thể dựa vào những đặc điểm này để chọn lựa và phân biệt được các loại nấm linh chi xanh thật giả trên thị trường.
Nơi phân bố của nấm linh chi xanh trong tự nhiên và môi trường nhân tạo
Nấm linh chi nói chung sẽ thường xuất hiện ở các khu rừng rậm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở hầu hết các châu lục. Tại Việt Nam, nấm linh chi thường phân bố nhiều ở Phú Quốc, Quảng Nam, Tây Nguyên, Lào Cai, Lâm Đồng, Hà Tĩnh.
Nấm linh chi và thanh chi còn có thể được nuôi trồng nhân tạo trong môi trường nhà kính hoặc nhà lưới. Tuy nhiên, chúng sẽ không được nuôi trồng trên thân gỗ lim như trong tự nhiên mà được nuôi cấy trên gỗ tạp.
Ngoài ra, người nuôi trồng sẽ sử dụng một số biện pháp kích thích và điều chỉnh môi trường nuôi trồng để cây nấm có thể phát triển. Thông thường, dược tính của các loại nấm linh chi xanh nhân tạo sẽ không cao bằng nấm linh chi xanh tự nhiên nên giá thành của chúng cũng vì đó mà rẻ hơn khá nhiều.
Quy trình thu hoạch, đóng gói và bảo quản thanh chi
Theo nghiên cứu, hầu như tất cả các bộ phận của nấm linh chi xanh đều có dược tính. Do đó, khi thu hoạch nấm linh chi xanh tự nhiên, người ta thường cố gắng thu hái nấm nguyên vẹn để đảm bảo dược tính của nấm phục vụ cho quá trình sơ chế.
Đối với nấm linh chi xanh được nuôi trồng nhân tạo, có hai phương pháp nuôi trồng được áp dụng phổ biến nhất là: Phủ đất trồng nấm và nuôi trong bịch phôi. Trong đó, phương pháp nuôi ngay trong bịch phôi hiện đang được ứng dụng nhiều hơn để tiết kiệm diện tích đất sử dụng cũng như đảm bảo tránh tối đa khả năng nhiễm hại khuẩn đối với cây nấm.
Việc thu hoạch thường sẽ được chia ra làm hai đợt chính. Với đợt một, khi nấm đã trưởng thành, dao chuyên dụng và kéo sẽ được sử dụng để cắt phần thân tai sát gốc của nấm. Sau khi thu hoạch nấm đợt một, người ta sẽ tiếp tục nuôi thêm một đợt nấm nữa theo đúng như phương pháp nuôi trồng được áp dụng ban đầu.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là số nấm được thu hoạch trong đợi hai sẽ có dược tính ít hơn so với nấm thu hoạch trong đợt một, do đó, giá thành của chúng trên thị trường cũng rẻ hơn đáng kể.
Theo thống kế, cứ 3kg nấm linh chi tươi sẽ thu về được 1kg nấm linh chi khô. Tại Việt Nam hiện nay, sau khi thu hoạch thì nấm linh chi xanh sẽ được xử lý sấy khô để chúng được bảo quản lâu hơn. Nhiệt độ của lò sấy nấm sẽ đạt từ 40 đến 400 độ C trong vòng từ 1 đến 6 tiếng đồng hồ. Mức độ nhiệt và thời gian sấy này sẽ được điều chỉnh tùy theo từng tình trạng cụ thể của mỗi đợt nấm thu hoạch.
Khi sấy, chỉ cần kiểm tra thấy phần tai nấm đã đủ độ cứng thì có thể dừng sấy và chuyển qua công đoạn đóng gói. Theo nghiên cứu, nấm linh chi nói chung được sấy khô và đóng gói đảm bảo sau khi thu hoạch có thể bảo quản lên tới 2 năm.
Thành phần hóa học có trong thanh chi
Nấm linh chi xanh là loại dược liệu được sản đón và tìm mua nhiều trên thị trường bởi dược tính cao, có thể chữa trị được nhiều chứng bệnh. Trong nấm linh chi xanh có khá nhiều nhóm chất và hoạt chất tiêu biểu cụ thể như:
- Polysacharid: Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa ung thư, đẩy mạnh quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa axit nucleic.
- Steriod, triterpenoid và các acid béo: Ức chế cholesterol đồng thời giải phóng Histamin giúp giải độc và bảo vệ cho gan cũng như chống lại sự hình thành các khối u.
- Nucleosid: Giúp làm giãn cơ và giảm đau cho cơ thể.
- Germanium: Đẩy mạnh lưu thông khí huyết, thúc đẩy quá trình hấp thụ khí Oxy của tế bào.
- Polisaccarit: Tăng cường miễn dịch, cô lập và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Ngoài ra, nấm linh chi xanh còn có nhiều hoạt chất khác có tác dụng giảm viêm, chống viêm, chống dị ứng, hỗ trợ cho việc chữa trị các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp, tăng cường trí nhớ, chống lão hóa, bổ cho phổi và thận.
Những công dụng nổi bật của nấm linh chi xanh
Trong các nghiên cứu từ xưa đến này, có rất nhiều danh y cũng như các nhà khoa học đều chỉ ra rằng nấm linh chi xanh và nấm linh chi nói chung có thể ứng dụng để điều chế nhiều bài thuốc cũng như giúp chữa nhiều căn bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra, loại dược liệu này còn giúp bồi bổ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
Theo các nội dung ghi chép từ y học cổ truyền
Một trong những ghi chép cổ xưa nhất về nấm linh chi xanh là “Thần Nông bản thảo” với những ghi chép cụ thể về công dụng cũng như dược tính của chúng. Ngoài ra, những tác phẩm khác như là: “Bản thảo cương mục” – bộ sách đầu tiên đặt nền móng cho Đông y cũng tái khẳng định tác dụng của dược liệu này. Là một trong 6 nhóm linh chi chính được nghiên cứu và ứng dụng, người cổ đại biết tới linh chi xanh (thanh chi) có những đặc điểm và công dụng tiêu biểu như:
- Có vị đắng, có tính bình.
- Không chứa độc tố với sức khỏe con người.
- Nên sử dụng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, bồi bổ gan, thận, tim mạch, huyết áp.
Theo các nghiên cứu trong ngành dược – y khoa hiện đại
Với sự phát triển của khoa học, y học hiện nay đã có nhiều bước phát triển cũng như điều chế được thêm nhiều loại thuốc Tây y có tính đặc trị cao. Tuy nhiên, nấm linh chi nói chung và thanh chi nói riêng vẫn được nghiên cứu, khai thác cũng như nuôi trồng bởi những công dụng vượt trội của chúng.
- Đối với hệ miễn dịch: Giúp tăng cường quá trình oxy hóa, tiếp nhận oxy của tế bào cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Ngoài ra, nấm linh chi xanh còn có tác dụng trong ngăn ngừa và điều trị ung thư.
- Đối với hệ thần kinh: Việc sử dụng thanh chi được công nhận là có tác dụng đẩy mạnh chức năng của hệ thần kinh trung ương. Đồng thời, chúng còn có tác dụng cải thiện chứng suy nhược, mất ngủ hay căng thẳng cho cơ thể.
- Đối với hệ tiêu hóa: Ngăn ngừa những chứng bệnh thường gặp về gan (xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan,…). Mặt khác, nấm linh chi xanh có thể giúp chữa viêm loét dạ dày, ổn định đường huyết cũng như hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
- Đối với hệ tuần hoàn: Những công dụng chính của thanh chi đối với hệ tuần hoàn được biết đến chủ yếu là ổn định huyết áp và cân bằng lượng cholesterol trong máu. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp khắc phục các biến chứng của bệnh tai biến mạch máu não.
Gợi ý 5 bài thuốc chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả bằng nấm linh chi xanh
Với những công dụng và dược tính vượt trội, thanh chi được sử dụng trong nhiều bài thuốc. Việc điều chỉnh liều lượng cũng như kết hợp với các dược liệu khác đem lại nhiều cải thiện cho sức khỏe cũng như giúp đẩy lùi nhiều chứng bệnh nghiêm trọng.
Bài thuốc dành cho bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường
Một trong những công dụng của nấm linh chi xanh chính là giúp chữa trị bệnh đái tháo đường. Nguyên liệu cần chuẩn bị đối với bài thuốc này gồm có:
- Nấm thanh chi 35g.
- Cỏ ngọt 15g.
Sắc nước thuốc từ hai nguyên liệu trên, uống liên tục trong vòng từ 2 đến 3 tháng. Thuốc sắc cần được uống trong ngày.
Bài thuốc dành cho người ốm, chán ăn, suy nhược cơ thể
Ngoài khả năng chữa bệnh thì nấm linh chi xanh còn giúp bồi bổ cơ thể hiệu quả. Người bị suy nhược cơ thể lâu ngày hay người mới ốm dậy đều có thể sử dụng được. Những nguyên liệu chính bạn cần chuẩn bị gồm:
- Thanh chi 35g.
- Nấm tử chi 35g.
- Sâm cau 25g.
Sắc các nguyên liệu này thành thuốc và uống trong ngày. Ngoài ra, bài thuốc này cũng có thể áp dụng đối với những người muốn chữa chứng bệnh mất ngủ lâu ngày.
Phòng ngừa tai biến
Nấm linh chi xanh có một khả năng nổi bật là làm chậm quá trình oxy hóa và những phản ứng viêm xảy ra trong các tế bào thần kinh. Dưới đây là một bài thuốc sử dụng thanh chi phổ biến được nhiều người áp dụng cho việc phòng ngừa chứng tai biến. Thành phần nguyên liệu chính của bài thuốc bao gồm:
- Thanh chi 9g.
- Thạch xương bồ 6g.
- Thỏ ty tử 6g.
- Mẫu đơn bì 12g.
- Cẩu tích 12g.
- Đỗ trọng 12g.
- Hoàng tinh 12g.
Những nguyên liệu này sắc thành 1 thang thuốc, uống trong một ngày chia làm 3 lần. Người dùng nên lưu ý uống thuốc trước bước ăn một giờ đồng hồ.
Cách dùng trị mụn nhọt, làm đẹp da
Một trong những tác dụng không ngờ của nấm linh chi xanh chính là trị mụn nhọt cũng như làm đẹp da. Do đó, có rất nhiều chị em tin tưởng và làm theo bài thuốc này. Nguyên liệu chính:
- Thanh chi 150g.
- Hạ liên thảo 150g.
- Rau má 150g.
- Cây chó đẻ 50g.
- Biền súc 30g.
- Bồ công anh 30g.
Tất cả những nguyên liệu trên cần được đem sắc kỹ. Mỗi ngày người dùng chia làm 3 lần uống để thì sẽ đem lại tác dụng tiêu các nốt mụn nhọt.
Bài thuốc dùng chữa viêm phế quản
Đối với cả trẻ em và người lớn thì viêm phế quản chính là một trong những bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất. Bài thuốc sử dụng nấm linh chi xanh để chữa viêm phế quản cần những nguyên liệu chính là:
- Thanh chi 10g.
- Trần bì 8g.
- Bách hợp 10g.
Đun sôi những nguyên liệu này uống thay nước trà hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không có thời gian chuẩn bị thì bạn cũng có thể tìm mua các sản phẩm thanh chi được tán dưới dạng bột mịn để uống với nước ấm.
Lưu ý cần biết khi sử dụng thanh chi
Nấm linh chi xanh được kiểm nghiệm với nhiều công dụng vượt trội đối với sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý mà bạn cần biết để sử dụng loại dược liệu này an toàn và hiệu quả nhất.
- Phụ nữ đang có thai hoặc cho con bú, những người có thể chất hàn, những người đang điều trị bệnh có sử dụng các loại thuốc chống đông máu, trẻ em dưới 2 tuổi và người huyết áp thấp không nên sử dụng thanh chi cùng các bài thuốc có thành phần dược liệu này nếu chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị.
- Nên cẩn thận khi ngâm thanh chi với rượu uống vì có thể gây ra một số triệu chứng như: phát ban, chảy máu mũi, đau ngứa mũi, đau rát và khô cổ họng.
- Nên kiểm tra kỹ nguồn gốc của nấm lim xanh vì đây là loại dược liệu quý, khai thác và sản xuất vẫn còn khó khăn, giá thành cao và có nhiều sản phẩm hàng giả, hàng nhái trà trộn trên thị trường.
Nấm linh chi xanh có nhiều tác dụng nổi bật đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các bạn hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi sử dụng để loại dược liệu này phát huy hiệu quả tốt nhất .
Nguồn: Nấm linh chi xanh: Đặc điểm, công dụng và lưu ý khi dùng