Những lưu ý khi dùng cây trái nổ chữa bệnh

Thân và rễ để dùng làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày, tá tràng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.

Những lưu ý khi dùng cây trái nổ chữa bệnh
Cây trái nổ

Cây trái nổ là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây có hoa đẹp màu tím và nở gần như quanh năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 20 – 50cm, chỉ một số cây cao đến 80cm. Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu và có hình dạng tròn dài. Thân thẳng, có lông, phình rộng ở đốt mang lá, khi thân còn non có tiết diện vuông. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục có gốc thon và đầu tù. Hoa của cây trái nổ mọc ở ngọn hoặc nách lá, thường có 5 cánh, màu xanh tím và kích thước khá lớn.

Cây quả nổ bao gồm các dược chất và khoáng chất như glycine, leucine, valin, tyrosin. Ngoài ra, trong thân rễ của cây còn chứa các thành phần như campesterol, stigmasterol, lupeol, sitosterol, hentriacontane.

Cây trái nổ có nhiều công dụng cho sức khoẻ:

Ngăn ngừa oxy hóa: Rễ cây Nổ đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.

Kháng khuẩn: Tất cả các bộ phận của cây Quả nổ đều nhận thấy tác dụng kháng khuẩn đáng kể. Vì vậy, cây được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, răng miệng…

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư: Kết quả chiết xuất từ thân và lá của cây cho thấy tác dụng chống lại tình trạng ung thư gan. Bên cạnh đó, chiết xuất methanol từ thân cây trái nổ còn có tác dụng chống ung thư vú.

Hạ đường huyết: Theo nghiên cứu chiết xuất methnolic từ toàn cây trái nổ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trên thỏ.

Bảo vệ dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất nước từ rễ của cây trái nổ là hoạt chất Bergenin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống tình trạng loét dạ dày.

Tăng cường chức năng hệ tim mạch: Chiết xuất Bergenin từ cây trái nổ dùng trên chuột ghi nhận khả năng ổn định nhịp tim. Bergenin cũng có tác dụng làm giảm lipid trong máu, phòng tránh tình trạng xơ vữa động mạch ở một số con chuột thực nghiệm bị chứng tăng lipid máu.

Ngoài ra, hạt của cây trái nổ thường được dùng bên ngoài để trị vết thương, nứt nẻ da và mụn nhọt. Thông thường sẽ đun nước rửa bên ngoài hoặc tán bột sử dụng bên ngoài.

Thân và rễ để dùng làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày, tá tràng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Bên cạnh đó, bộ phận này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.

Một số bài thuốc từ cây quả nổ có thể tham khảo

Chữa tiểu đường type 2: Dùng 75g cây tươi hoặc khô 25g đem sắc uống/ngày, trong nhiều ngày.

Chữa chứng cao huyết áp: Chuẩn bị 12 hoa tươi hoặc khô đều được. Thêm nước vào và sắc uống hằng ngày.

Trị sỏi thận: Dùng 20g cây nổ, kim tiền thảo 20g, rễ cỏ tranh 15g, dứa dại 15g đem sắc với 1.5 lít nước, còn lại khoảng 1 lít, đem chia thành nhiều lần uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị thận hư suy: Dùng cây nổ, cây quýt gai, cây mực, cây muối mỗi vị 20g phơi khô sắc với 1,5 lít nước, sắc cạn còn 700ml chia ra uống trong ngày. Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 30 ngày để nhận thấy cải thiện.

Điều trị cảm sốt: Dùng 12g cây quả nổ đem thái nhỏ và hãm lấy nước uống hằng ngày. Dùng bài thuốc khoảng 1 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng sốt được cải thiện đáng kể.

Chữa sốt nóng, khát nước: Vỏ rễ 6g, sắc với 200ml nước còn 50ml uống trong ngày.

Chữa chứng hay chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, run chân tay: Rễ cây nổ với dây đau xương lượng bằng nhau (8g), sắc uống.

Chữa ghẻ lở bị nhiễm trùng tụ cầu gây mủ: Dùng thân cây nổ đốt thành than tán, bột rắc lên vết thương. Có nơi dùng cho người bị bệnh phong (hủi).

Chữa viêm nhiễm đường tiết niệu, thận: Toàn cây tươi 75 – 112 g hoặc dược liệu khô 25 – 38g sắc lấy nước để riêng. Và tán bột thêm 20 g khô. Dùng nước thuốc sắc để uống thuốc bột, vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.

Chữa đau răng viêm lợi: Rễ cây nổ sắc nước đặc, ngậm rồi nhổ đi, không nuốt.

Tuy nhiên, cây trái nổ cần có nhiều lưu ý khi sử dụng: Nước sắc từ rễ cây trái nổ còn được dùng như một loại thuốc phá thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai không được dùng loại thuốc này.

Khi dùng nước sắc từ rễ cây cần chú ý về liều lượng và thời gian để tránh việc đi tiểu nhiều lần, vì thuốc có tác dụng lợi tiểu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Tránh dùng thuốc vào buổi tối, vì gây ra tiểu đêm.

Việc dùng thuốc này để điều trị cao huyết áp hay tiểu đường không thể thay thế các loại thuốc dùng hàng ngày. Chính vì thế, vẫn phải duy trì dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý ngưng dùng thuốc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *