Tác dụng chữa bệnh và một số bài thuốc từ hoa cúc chi Bất ngờ với những tác dụng của râu ngô |
Tiểu hồi hương còn có tên khác tiểu hồi, hồi hương, hương tử, tiểu hương. Đây là loài cây thân thảo, cao khoảng 0,6-2m và sống lâu năm. Thân cây tiểu hồi có những đốm nhăn và có các khía màu lục với chùm rễ cứng. Lá cây hồi hương mọc so le, bẹ lá phát triển tốt với các phiến xẻ lông chim.
Quả hồi là bộ phận được dùng chủ yếu để làm thuốc. Ngoài ra, rễ và lá cây tiểu hồi cũng được sử dụng để bào chế thuốc, nhưng không phổ biến.
Cây tiểu hồi hương trong tự nhiên. Ảnh: IT. |
Theo đó, sau khi quả chuyển màu từ xanh sang nâu thì người ta sẽ đặt quả ở những nơi thoáng khí để cho chúng chín hoàn toàn. Với những quả đã ngả sang nâu sẫm, người ta sẽ thu hái và cột lại thành từng bó.
Chế biến quả hồi gồm hai công đoạn chính là sơ chế và bào chế. Để sơ chế quả, người ta dùng chày để đập bỏ vỏ để lấy ruột quả bên trong.
Để bào chế quả hồi hương, thì dùng quả hồi đã bóc vỏ khuấy đều với nước muối hòa tan (cứ 10kg dược liệu thì hòa cùng 200g muối). Đến khi muối đã ngấm hoàn toàn vào dược liệu thì đổ hỗn hợp vào nồi, nấu với lửa nhỏ đến khi quả tiểu hồi ngả vàng là thành công.
Ngoài ra, tiểu hồi hương nên được bảo quản ở nơi thoáng mát và khô ráo.
Tác dụng của tiểu hồi hương
Kháng viêm, giảm đau, chống oxy hóa
Các nghiên cứu đã chứng minh trong tiểu hồi hương có chứa methanolic có tác dụng làm giảm viêm. Do vậy uống nước chiết xuất từ tiểu hồi có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm, chống dị ứng và giảm đau.
Đối với hệ tiêu hóa
Tinh dầu tiểu hồi hương giúp tăng nhu động ruột và tăng tiết dịch dạ dày và ruột, khuếch đại trung tiện khi no căng. Một số nghiên cứu cho biết nó cũng có tác dụng ngăn co thắt, đóng góp vào việc cải thiện đáng kể các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) như đau bụng hoặc khó chịu ở bụng, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón… Bên cạnh đó, tinh dầu tiểu hồi hương còn có khả năng chống loét dạ dày nhẹ.
Tinh dầu tiểu hồi hương có tác dụng trong điều trị các bệnh tiêu hóa. Ảnh: IT. |
Kháng khuẩn, kháng nấm
Nghiên cứu ống nghiệm đã chỉ ra tiểu hồi hương và những hợp chất của nó có các đặc tính kháng khuẩn. Ngoài ra, tiểu hồi hương còn có hiệu quả kháng nấm cao hơn so với Clotrimazole diệt nấm thương mại.
Giảm triệu chứng tiền mãn kinh
Tiểu hồi hương đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng khi nữ giới bước vào giai đoạn tiền mãn kinh như “bốc hỏa”, âm đạo khô, khó thở, chức năng tình dục suy giảm và rối loạn giấc ngủ.
Một số cách sử dụng tiểu hồi hương trong trị bệnh
– Chữa sốt rét ác tính: Hạt của hồi hương tươi đem giã nát sau đó vắt lấy nước cốt hoặc sắc uống.
– Trị gan yếu, thiếu máu vàng da: Sa sâm 12g, Khương hoàng 12g, Tiểu hồi hương 4g, Nhục quế 4g, sắc uống chia 3 lần.
– Trị sán khí thống (đau dịch hoàn): Dùng “Hồi hương ô dược thang” – Tân biên Trung Y kinh nghiệm. Có công hiệu thông khí, giảm đau, tiêu hạch, trừ thấp gồm Hồi hương (sao) 6g, Lệ chi hạch 2g, Mộc hương 2g, Mộc qua 8g, Ngô thù du 3,2g, Phá cố chỉ 6g, Sa nhân 2g, Tỳ giải 20g, sắc với rượu uống ấm.
– Trị đau dưới sườn: Tiểu hồi sao vàng 40g, Chỉ xác sao 20g, tán bột mỗi lần uống 8g chiêu với rượu hòa thêm muối, ngày 2 lần.
– Trị bạch trọc, tiểu ra dưỡng chấp do phong hàn: Tiểu hồi hương 30g, tán bột cho vào 250ml rượu đun sôi trong 15 phút, lọc bỏ bã uống ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
– Trị tỳ vị hư, ngũ canh tiết tả (đi cầu vào gần sáng): Hồ lô ba 40g, Bạch long cốt 40g, Dương yêu tử 3 cái, Hồ đào 21 trái, Tiểu hồi hương 40g, Mộc hương 60g, Phá cố chỉ 40g. Tất cả tán bột trộn với rượu chưng làm hoàn. Ngày uống 8 – 12g, chiêu với rượu hâm nóng lúc đói.
Trà tiểu hồi hương. Ảnh: IT. |
– Bổ thận, tráng dương: Tiểu hồi hương 8g, cật dê hai quả, đậu đen 100g, đỗ trọng 15g, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Cật dê rửa sạch, xắt từng miếng nhỏ. Tiểu hồi hương, đậu đen, đỗ trọng rửa sạch, để ráo, cho vào túi vải gạc. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, nấu từ 30 – 60 phút, thêm gia vị cho vừa ăn. Phương thuốc này rất tốt cho những người dương hư, đau lưng, chân gối mỏi, sinh hoạt tình dục yếu.
– Trà tiểu hồi (công dụng ôn trung trừ hàn, hành khí chỉ thống, dùng làm đồ uống thích hợp trong những ngày rét): Tiểu hồi hương 10g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tiểu hồi hương rửa sạch, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng thích hợp, uống thay trà trong ngày.
– Chữa chậm kinh (biểu hiện chậm kinh, lượng máu kinh ít, sắc đỏ nhạt, bụng dưới đau âm ỉ, lưng mỏi, đại tiện lỏng…): Tiểu hồi hương 6g, hoàng kỳ 30g, đương quy 15g, kỷ tử 15g, ngải diệp 10g, gừng nướng 6g, quế chi 10g, xuyên khung 8g, bạch thược 10g, thục địa 10g, ngưu tất 10g, ba kích 12g, nước 1000ml, sắc còn 600ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Hằng tháng, sau khi sạch kinh. Uống liên tục 10 – 15 ngày.
– Chữa đau bụng do suy thận: Bột tiểu hồi 4g, bầu dục lợn 1 cái. Cách làm: Bầu dục lợn rửa sạch, khía nhỏ, cho bột tiểu hồi hương vào, nướng chín, ngày ăn 1 lần, ăn liên tục trong 7 ngày.