Xuyên tâm liên là gì?
Xuyên tâm liên là một loại thảo mộc bắt nguồn từ Ấn Độ và Sri Lanka. Sau một thời gian, chúng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á, Nam Á, Trung Mỹ, châu Phi, Úc, Caribe. Xuyên tâm liên có nhiều tên gọi khác nhau: cây lá đắng, công cộng, khổ đởm thảo. Người ta dùng bộ phận mọc trên mặt đất và phần rễ để làm thuốc.
Xuyên tâm liên là cây thân thảo, cao tầm 30 đến 80cm, trên thân cây có nhiều đốt, cành lá mọc đối. Lá cây hình thuôn dài hay hình mác. Hoa có màu trắng, nhỏ, mọc thành chùm, quả dài 15mm. Cây xuyên tâm liên mọc hoang nhiều khu phía Bắc nước ta, cũng là một trong 70 vị thuốc nam được Bộ Y tế khuyến khích trồng trong vườn thuốc tại các trạm y tế.
Bộ phận dùng để làm thuốc là toàn thân trên mặt đất của cây xuyên tâm liên. Sau khi thu hái thì cắt ngắn và phơi, sấy khô để bảo quản.
Xuyên tâm liên được sử dụng trong nền Y học cổ truyền từ lâu đời, bằng cách dùng ngoài để tắm giúp săn se niêm mạc hay dùng trong để chữa bệnh cảm sốt. Mới đây, một số nghiên cứu chỉ ra những tác động tích cực trong việc điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào cụ thể.
Xuyên tâm liên theo YHCT có vị đắng tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trị cúm…/Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Tác dụng của xuyên tâm liên
Theo Y học cổ truyền, xuyên tâm liên có vị đắng, tính hàn, quy vào các kinh phế, vị, đại tràng và tiểu trưởng. Có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, chỉ thống. Thường được dùng trong các trường hợp như:
Hạ sốt: Xuyên tâm liên được dùng để hạ sốt do cảm lạnh và cảm cúm rất hiệu quả. Nó cũng có tác dụng đối với bệnh sốt rét, chứng cuồng loạn và co giật.
Bảo vệ gan: Xuyên tâm liên có rất nhiều đặc tính bảo vệ gan. Nó giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, giúp tái tạo các tế bào gan mới, ngăn chặn sự phát triển của các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,… góp phần hướng tới một lá gan khỏe mạnh.
Loại bỏ ký sinh: Xuyên tâm liên giúp loại bỏ các ký sinh trùng như giun sán, giun đũa, sán dây và sán lá ra khỏi cơ thể. Nó cũng giúp chữa lành các triệu chứng gây ra do sự tấn công của ký sinh trùng trong cơ thể. Tiêu chảy, thiếu máu phổi và gan có thể được điều trị bằng cách sử dụng chiết xuất xuyên tâm liên. Ngoài ra, xuyên tâm liên có chứa các đặc tính chống lại vi sinh vật như vi khuẩn, virus, vi nấm, ký sinh trùng. Xuyên tâm liên cũng làm giảm các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng giun như tiêu chảy và bệnh gan.
Chăm sóc da: Xuyên tâm liên có nhiều lợi ích trong việc hỗ trợ chăm sóc da. Đặc tính chống oxy hóa của chúng giúp làm sạch da, rất hữu ích trong việc điều trị các tình trạng da khác nhau như phát ban, viêm, khô da, ngứa da, cảm giác nóng và mẩn đỏ. Xuyên tâm liên cũng có thể được dùng bằng cách pha loãng với nước để làm sạch rỉ trên da. Ngoài ra, nó còn có thể được làm thành bột nhão và được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như chàm và mụn trứng cá. Nước sắc thu được từ cây xuyên tâm liên giúp chữa phát ban trên da.
Hỗ trợ điều trị thiếu máu: Xuyên tâm liên giúp tạo ra nhiều máu hơn trong cơ thể và giúp điều trị tình trạng thiếu máu. Thiếu máu có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe có thể trở nên nghiêm trọng đến mức đe dọa tính mạng. Thiếu máu thường gặp ở phụ nữ do việc mất máu theo chu kỳ sinh lý mỗi tháng. Điều này gây ra một hậu quả nặng nề cho cơ thể phụ nữ, đặc biệt là trong và sau khi mang thai.
Giảm lượng đường trong máu: Xuyên tâm liên có hiệu quả trong việc giảm lượng đường trong máu bằng cách kích thích giải phóng insulin và tăng hấp thu glucose của các tế bào cơ. Tiểu đường là một căn bệnh về lối sống phổ biến do sự gia tăng căng thẳng, thói quen ăn uống thất thường và lối sống không lành mạnh. Xuyên tâm liên giúp làm giảm lượng đường có trong máu bằng cách kích thích các tế bào tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn.
Chống ung thư: Xuyên tâm liên có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp ngăn ngừa các tổn thương tiền ung thư tiến triển và kiểm tra ung thư. Nó có hiệu quả nhất trong trường hợp ung thư gan. Đây là một trong những đặc tính quan trọng nhất của loài cây này vì việc tìm kiếm các phương thuốc chữa bệnh ung thư luôn được các bác sĩ và nhà khoa học ưu tiên hàng đầu.
Điều trị bệnh hệ thần kinh trung ương: Xuyên tâm liên tạo ra một chất chuyển hóa gọi là swertiamartin, được sử dụng trong điều trị căng thẳng và lo lắng cấp tính do tác dụng của nó lên hệ thần kinh trung ương. Nó cũng có hiệu quả trong chứng co giật.
Xuyên tâm liên giúp chống lại các tế bào ung thư/ Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Bài thuốc dân gian sử dụng xuyên tâm liên để điều trị bệnh
Chữa viêm phổi, phế quản hoặc viêm xoang: Xuyên tâm liên, Bách bộ, Kim ngân hoa, Mạch môn. Cho các nguyên liệu rửa sạch vào ấm sắc với một lít nước, uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Cần kiên trì sắc uống liên tục trong 1 tuần.
Chữa viêm họng, amidan: Xuyên tâm liên, Kim ngân hoa, Huyền sâm và Mạch môn. Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục 7 – 10 ngày.
Chữa đi tiểu buốt, tiểu rắt: Dùng lá xuyên tâm liên tươi rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước trộn cùng với 1 thìa mật ong rồi uống mỗi ngày một lần.
Chữa ho do lạnh: Xuyên tâm liên 12 g, Địa cốt bì 10 g, Tang bạch bì 10 g, Cam thảo 8 g. Sắc uống trong ngày.Uống khi thuốc còn ấm. Dùng 5-7 ngày.
Chữa cảm mạo, nhức đầu: Xuyên tâm liên tán bột mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 g, uống trước khi ăn, chiêu thuốc bằng nước ấm.
Chữa các bệnh liên quan đến gan: Cây xuyên tâm liên (cả thân và và lá) 25 g, cây Xạ đen 15 g, cây An xoa 15 g. Đem sắc vùng với 500 ml nước đến khi nước cạn còn khoảng 1 nửa thìa các bạn có thể tắt bếp, chia thuốc thành 2 phần bằng nhau và uống vào buổi sáng và chiều sau mỗi bữa ăn là tốt nhất.
Chữa viêm đường tiêu hóa: Sử dụng 20 g lá cây Xuyên tâm liên, cùng với 10 g cây Khổ sâm. Đun cùng với 2 lít nước uống trong ngày đến khi hết những triệu chứng kiết lỵ, đau bụng, phân lỏng.
Thanh nhiệt giải độc: Mỗi ngày lấy khoảng 40 g cây Xuyên tâm liên đã được sấy khô (bao gồm cả thân và lá) đun cùng với 2 lít nước đến khi sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp để nguội. Uống thay cho nước lọc hàng ngày.
Chữa áp xe: Lá dược liệu (nên chọn lá bánh tẻ), muối hạt, nước. Rửa sạch lá, cho vào cối giã nát cùng với một ít muối hạt sau đó chắt lấy nước uống. Phần bã cho vào khăn mềm, buộc lên vùng đang bị áp xe, mỗi ngày thực hiện một lần.
Chữa viêm gan B: Xuyên tâm liên 15 g, Cà gai leo và xạ đen mỗi loại 25 g. Cho toàn bộ nguyên liệu vào ấm đất sắc cùng với 1 lít nước trong khoảng 1 giờ, đun lửa nhỏ. Chắt nước còn lại uống trong ngày, thực hiện liên tục, mỗi ngày uống 1 thang trong 3 tháng.
Chữa mụn nhọt, viêm ngoài da: Xuyên tâm liên khô hoặc dược liệu tươi mang đi sao vàng. Cho nguyên liệu vào nồi đun cùng với 3 – 5 lít nước trong khoảng 30 phút cho dược chất tan ra. Chắt lấy nước xông đến khi nguội bớt rồi tắm, mỗi ngày thực hiện 1 lần.
Lưu ý khi sử dụng xuyên tâm liên trên đối tượng phụ nữ mang thai và cho con bú /Ảnh: Internet/ https://suckhoeviet.org.vn/ |
Xuyên tâm liên và những lưu ý khi dùng
Xuyên tâm liên có thể gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, nôn mửa, phát ban, nhức đầu, sổ mũi, mệt mỏi… Khi dùng liều cao có thể gây sưng các tuyến bạch huyết, phản ứng dị ứng nghiêm trọng, tăng men gan. Ngoài ra xuyên tâm liên có thể gây ra các nguy hại đến cơ thể nếu không dùng đúng cách. Bạn nên đảm bảo làm theo hướng dẫn liên quan đến sản phẩm và tham khảo chuyên gia, y bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng xuyên tâm liênkhông an toàn để sử dụng trong các trường hợp sau:
Mang thai và cho con bú: Hiện chưa có thông tin đầy đủ để biết liệu xuyên tâm liên có an toàn khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú hay không, vì vậy nên cân nhắc sử dụng xuyên tâm liên trên các đối tượng này để tránh được các tình huống xấu có thể xảy ra.
Loét đường ruột: Bạn nên tránh sử dụng xuyên tâm liên khi bị loét đường ruột vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.
Bệnh tiểu đường: Ở một số người, xuyên tâm liên có thể làm giảm lượng đường trong máu. Cần theo dõi chặt chẽ lượng đường máu của bạn khi đang sử dụng loại dược liệu này.
Phẫu thuật: Bạn nên ngưng dùng xuyên tâm liên ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. Điều này là do xuyên tâm liên có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.