Bạc hà
Tên gọi khác: Băng hầu úy, Liên tiền thảo, Bạc hà ngạnh, Tô bạc hà
Tên khoa học: Mentha arvensis Lin
Họ: Hoa Môi (Lamiaceae)
Đặc điểm
Bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân và cành hình vuông, xốp, dáng thẳng đứng hoặc đôi khi bò lan trên mặt đất. Chiều cao của cây bạc hà cao nhất có thể đạt từ 50 – 60cm.
Lá của cây bạc hà mọc đối từng lá đơn, có hình dạng bầu dục, đầu nhọn và mép lá xung quanh có hình răng cưa. Khi mùi thơm của lá bạc hà được ngửi, thường có mùi hắc, cảm giác cay và tê nhẹ.
Cây bạc hà thường ra hoa và quả từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Hoa của bạc hà nhỏ và có thể có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm màu trắng, hồng, tím hoặc màu tím hồng. Quả của cây bạc hà chứa 4 hạt.
Các loại cây bạc hà
Bạc hà được chia thành nhiều loại khác nhau, được trồng phổ biến là các loại sau:
- Bạc hà Nam: Loại này được trồng phổ biến trong nội địa Việt Nam.
- Bạc hà Âu: Đây là loại cây có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam Âu.
- Các loại Bạc hà di thực: Bạc hà Đài Loan, Bạc hà Nhật, Bạc hà 974, Bạc hà 976.
Phân bố
Bạc hà thường phân bố chủ yếu ở các vùng Âu Á có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này được trồng nhiều tại một số địa phương như: Lào Cai, Nghệ An, Lai Châu, Yên Bái…
Thu hoạch và bào chế
Thời điểm thu hoạch cây bạc hà thường là khi mới ra hoa, vào các Tháng 5, 8 hoặc 11. Sau khi thu hoạch, phần thân và cành chứa lá của cây được rửa sạch để loại bỏ đất cát. Tiếp theo, chúng được cắt thành đoạn ngắn khoảng 2cm và để trong bóng râm cho đến khi khô hoàn toàn.
Bạc hà khô sẽ được đựng trong bịch ni lông hoặc hộp kín, và được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để sử dụng dần.
Thành phần của bạc hà
Khi phân tích thành phần của bạc hà, các nhà nghiên cứu ghi nhận được một số chất như:
- 40,7 % methol
- 23,4% methone
- Sodium
- Protein
- 1,8-cineole
- Beta-caryophyllene
- Limonene
- Beta-pinene
- Canxi
- Vitamin A, B6, C, D
- Cobalamin
- Magnesium…
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng bạc hà
1. Thận trọng khi dùng
Những tác dụng của lá bạc hà dù rất hữu ích nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể dùng được vị thuốc này. Bất cứ ai cũng nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng nó để cải thiện sức khỏe, dù dùng theo đường miệng hay điều trị tại chỗ.
Việc thoa tinh dầu cây bạc hà nguyên chất có thể gây kích ứng da. Bạn cần pha loãng nó với dầu trước khi sử dụng, đặc biệt là khi bôi lên mặt.
Không áp dụng tinh dầu bạc hà trên những khu vực da đang bị lở loét, trầy xước. Cẩn thận tránh để tinh dầu dính vào mắt.
Mỗi ngày bạn không nên thoa hay hít tinh dầu cây bạc hà quá 3 – 4 lần để tránh nguy cơ bị sung huyết da, khô niêm mạc đường thở.
Ngưng sử dụng vị thuốc bạc hà và các chế phẩm của nó khi các triệu chứng đã được cải thiện. Tránh dùng liên tục trong thời gian dài.
Những trường hợp sau không sử dụng bạc hà:
- Trẻ em
- Phụ nữ mang thai
- Người bị huyết áp cao
- Người bị sốt do âm hư
- Người đang bị suy nhược
- Người bị tác bón kéo dài
- Người mắc các bệnh lý về tim mạch
- Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản
- Bệnh nhân tiểu đường
2. Tác dụng phụ của cây bạc hà
Vị thuốc bạc hà có thể biến thành con dao hai lưỡi nếu bạn sử dụng không đúng cách. Một số tác dụng phụ của bạc hà đã được ghi nhận như:
- Dị ứng da
- Co giật
- Ợ nóng
- Nổi phát ban trên da
- Làm chậm nhịp tim
- Hạ đường huyết
- Ngộ độc do dùng quá liều
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào hãy liên hệ cho chúng tôi tại Website: botatpharm.vn hoặc Hotline: 0355 818 881 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.