Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền

Trong Y học cổ truyền, cây Dền gai có tính hơi lạnh, vị ngọt nhạt, là một vị thuốc có nhiều công dụng với khả năng giảm đau, thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp rất hiệu quả. Theo đó, vị thuốc này được dùng để trị các bệnh về thận, phù thũng và làm thuốc điều kinh…

Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây Dền gai (ảnh minh họa)

Cây Dền gai hay dền hoang (danh pháp: Amaranthus spinosus) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền Amaranthaceae, có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, nhưng có mặt trên hầu hết các lục địa như một loài du nhập. Ngoài ra, Dền gai còn được gọi với một số tên khác như: Thích hiện, Dền hoang, Phặc hôm nam (Tày), La rum giê la (Bana).

Tên khoa học: Amaranthus spinosus là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền Amaranthaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Dền gai thuộc cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0,3 – 0,7 m. Cây không có lông nhưng phân thành nhiều cành. Lá mọc so le với hình thuôn dài, mặt trên có màu xanh dợt. Cuống lá dền gai dài, có cánh. Ở gốc cây có gai dài khoảng 3 – 15 mm. Hoa mọc thành sim và xếp sát nhau ở nách lá. Quả có dạng túi, hình trứng nhọn một đầu. Hạt có màu đen.

Phân bố, thu hái, chế biến

Dền gai là loại cây mọc dại nên có thể tìm thấy ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Cây mọc tự nhiên, phổ biến ở vùng đồng bằng và trung du nước ta, có thể tìm thấy cây ở các khu đất bỏ trống hoặc ven đường.

Mùa hoa quả khoảng tháng 6 đến tháng 8. Dền gai có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Đối với dạng khô, sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô. Toàn bộ cây Dền gai đều được sử dụng để làm vị thuốc.

Thành phần hoá học

Cây và rễ rau dền hoang chứa lượng nitrat kali nhất định.

Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây Dền gai có nhiều công dụng trong cả Y học hiện đại và Y học cổ truyền (ảnh minh họa)

Công dụng:

Trong Y học hiện đại

Dền gai có hoạt tính kích thích thực bào.

Cao nước có tác dụng diệt nấm đối với nấm Cercospora cruenta gây bệnh ở cây.

Hàm lượng canxi và các khoáng chất giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp, tốt cho xương khớp đồng thời điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng, gai cột sống.

Hỗ trợ điều trị kiết lỵ, chảy máu cam.

Tác dụng trong việc điều trị bệnh sỏi thận.

Tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, làm mát gan, bảo vệ gan.

Giảm ho khan, ho có đờm, viêm họng.

Điều trị khí hư, kinh nguyệt không đều.

Trong Y học cổ truyền: Dền hoang có tính hơi lạnh, vị ngọt nhạt tác dụng lợi tiểu, thu liễm ngừng tả, thanh nhiệt và trừ thấp. Mỗi bộ phận của dược liệu này đều có tác dụng điều trị bệnh khác nhau.

Tính vị: Vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh.

Tùy theo bộ phận mà có các tác dụng riêng.

Tác dụng chung thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, giảm đau, cầm tiêu chảy…,

Lá và ngọn non dùng luộc ăn như các loại rau dền. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, bệnh lậu, chữa lỵ có vi khuẩn và làm thuốc điều kinh.

Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc dịu để trị bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt.

Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp.

Hạt đắp để băng bó chỗ gãy, trật đả ứ huyết.

Trong y học dân gian của Ấn Độ, tro của quả Dền gai được sử dụng cho bệnh vàng da. Rễ được dùng trị rong kinh, lậu, eczema, đau bụng, làm tiết sữa. Rễ và lá sắc cho trẻ em uống để nhuận tràng; còn dùng đắp làm dịu apxe, mụn nhọt và bỏng.

Nước chiết từ rễ và lá của nó đã được dùng làm thuốc lợi tiểu ở Việt Nam.

Cây Dền gai và các bài thuốc chữa bệnh trong Y học cổ truyền
Cây Dền gai có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau, trừ thấp…

Bài thuốc kinh nghiệm

Trật đả, ứ huyết:

Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g; hoặc dùng tro uống với nước chín hay nước trà, mỗi lần 8 – 12g.

Lậu:

Dùng 5 – 6 rễ non nhai như nhai trầu trong một ngày, liên tục trong vòng một tuần lễ thì đỡ.

Lỵ vi khuẩn và viêm ruột nhiệt tả:

Dùng 160g lá tươi hay 80g lá khô sắc uống; hoặc phối hợp với cây Mã đề, bằng nửa lượng Dền gai, cùng sắc uống.

Rau dền gai điều trị bệnh gai cột sống

Tác dụng của cây dền gai trong hỗ trợ chữa bệnh gai cột sống bởi chúng có chứa các thành phần cải thiện lão hóa xương. Dược liệu này được ứng dụng trong bài thuốc sắc và thuốc đắp.

Chuẩn bị: Hoa và rễ cây dền gai 200g; Nước lọc 500ml.

Hoa và rễ rau dền đem rửa sạch dưới vòi nước sạch nhằm loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Sau đó để khô ráo nước. Cắt nhỏ hoa và rễ rau dền gai 3 – 4 cm.

Cho rễ và hoa đã cắt nhỏ vào nồi, đổ toàn bộ nước vừa chuẩn bị vào và đun đến khi sôi thì giảm nhỏ lửa. Đun nước dền gai khoảng 15 – 20 phút sau đó tắt bếp. Sau đó tiến hành lọc loại bỏ hoa và rễ chỉ lấy phần nước tinh chất. Nước này đem dùng trong ngày, chia thành hai lần uống.

Nước rau dền gai có mùi vị thơm, khá dễ uống và màu sắc ngả vàng.

Kết hợp đồng thời với uống thuốc là phương pháp đắp lá dền gai.

Tác dụng của cây dền gai chữa đau khớp, thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị: Cây chìa vôi 40g; Cây cỏ xước, tầm gửi, lá lốt, cây cỏ ngươi mỗi loại 25g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên, sắc với 1-2 lít nước đến khi cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Nước thuốc được chia uống 2 – 3 lần trong ngày và tốt nhất nên uống sau bữa ăn 40 phút.

Tác dụng của cây dền gai trong điều trị thoái hóa cột sống

Chuẩn bị: Rau dền gai và muối hạt.

Cách thực hiện: Rau dền gai ngâm nước muối và rửa với nước để loại bỏ các chất bụi bẩn. Khi nước sôi thì cho rau dền vào và đun trong khoảng 15 – 20 phút. Đợi nước thuốc nguội và bỏ thêm một vài hạt muối để uống.

Kiên trì thực hiện liên tục trong một tháng sẽ thấy triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống được cải thiện rõ rệt và xương khớp linh hoạt hơn.

Tác dụng của cây dền gai chữa sỏi thận

Chuẩn bị: Rễ rau dền gai (sao vàng) và vỏ quả bí đao 30g; kim tiền thảo, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen (rang thơm), mã đề mỗi loại 16g.

Cách thực hiện: Rửa sạch các dược liệu trên và sắc với 600ml đến khi cạn còn 300ml nước, chia uống 3 lần/ngày. Dùng liên tục trong 8 – 10 ngày sau đó nghỉ vài ngày mới tiếp tục sử dụng nếu bệnh vẫn chưa thuyên giảm.

Chữa mụn nhọt chưa vỡ

Thực hiện như sau: Rau dền gai được rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ tạp chất. Sau đó, giã nát và đắp lên vị trí có mụn nhọt từ trong 2 tiếng. Mỗi ngày nên đắp từ 3 lần để vết mụn nhọt xẹp nhanh chóng hơn.

Điều trị ứ huyết và trật đả. Để khắc phục tình trạng ứ huyết, bạn nấu 15g cành và lá của cây dền gai khô với 500ml nước. Uống liên tục hàng ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm nhanh chóng.

Tác dụng của cây dền gai trị ho có đờm

Chuẩn bị: Lá và thân cây dền gai 100g; Kim ngân hoa và lá bồng bồng mỗi loại 40g; Cam thảo đất 30g.

Cách thực hiện: Sắc các dược liệu trên với 1000ml nước đến khi cạn còn một nửa, chia thuốc thành 3 phần và sử dụng hết trong ngày. Người bệnh áp dụng bài thuốc cây dền gai này trong 1 tuần bệnh sẽ khỏi.

Rau dền gai trị bỏng nhẹ

Sử dụng rau dền gai giã nhuyễn đắp lên vết bỏng giúp làm dịu vết thương. Bạn có thể thực hiện 3 lần/1 ngày để vết bỏng mau lành và hạn chế để lai sẹo.

Tác dụng của cây dền gai trị khí hư và bạch đới

Chuẩn bị: Rau dền gai 40g và lá bạc hà đen 30g.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên thái nhỏ và phơi khô sau đó sắc với 1000ml đến khi cạn còn một nửa thì lọc lấy phần nước để uống.

Chia nước thuốc thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Bài thuốc này đạt hiệu quả sau khoảng 8-10 ngày sử dụng.

Chữa thiếu máu, thiếu sắt

Một món ăn được biết đến với tác dụng chữa thiếu máu, thiếu sắt rất tốt đó là sử dụng rau dền gai và gan heo. Bạn cần chuẩn bị rau dền gai 200g và gan heo mỗi loại 100g, đem xào ăn vài lần trong tuần.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *